Tìm hiểu về mụn nội tiết tố Long Thành. Mụn là do rối loạn nội tiết tố (mụn nội tiết) khiến bạn khá đau đầu và mặc cảm mỗi khi đi gặp gỡ ai đó. Và cho dù đã ăn uống đúng cách và dùng các sản phẩm chăm sóc da bên ngoài nhưng tình trạng vẫn không mấy cải thiện? Tuy nhiên, cách trị mụn nội tiết dứt điểm đòi hỏi bạn phải tác động vào các yếu tố bên trong mới hiệu quả.
Vậy mụn nội tiết mọc ở đâu? Bạn có thể bị mụn nội tiết ở cằm, xung quanh hàm, trán hoặc bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Để trị mụn nội tiết, bạn cần hiểu rõ về chúng.
Nội dung chính
- 1 Mụn nội tiết là gì? Nguyên nhân và cách trị hiệu quả, an toàn
- 1.1 Mụn nội tiết là gì?
- 1.2 Nguyên nhân gây mụn nội tiết tố là gì?
- 1.2.1 Những dấu hiệu cảnh báo mụn nội tiết cần biết
- 1.2.2 Mụn nội tiết tố có tự hết không? Có chữa được không?
- 1.2.3 Đặt lịch ngay với Hee Beauty, cơ sở Chăm Sóc Da Khoa Học Long Thành hàng đầu để làm đẹp Chăm Da Khoa Học – Tìm hiểu về mụn nội tiết tố Long Thành HEE’S BEAUTY – SKINCARE & BEAUTY CENTER Cơ sở chăm sóc da khoa học hàng đầu Long Thành Địa chỉ: A5-12 Chợ Mới Long Thành, Đồng Nai (kế bên Honda Thiên Kim)
Mụn nội tiết là gì? Nguyên nhân và cách trị hiệu quả, an toàn
Mụn nội tiết gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, di truyền, stress… Mụn này có thể gây ra những tổn thương về da làm mất thẩm mỹ như sẹo lõm, vết thâm… Do đó, cần hiểu rõ mụn nội tiết là gì, nguyên nhân do đâu để tìm được cách điều trị hiệu quả nhất.
Mụn nội tiết là gì?
Mụn nội tiết (tên tiếng anh Endocrine Acne) là hiện tượng mụn xuất hiện do sự thay đổi của nội tiết tố bên trong cơ thể. Sự thay đổi này thường đột ngột gây ra sự rối loạn bên trong. Các hormone tiết ra quá nhiều khiến da bị nhờn, lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Từ đó tạo nên môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây nên mụn nội tiết. Có nhiều loại mụn nội tiết như mụn bọc, mụn viêm, mụn đầu trắng, mụn mủ…
Hiện tượng rối loạn nội tiết tố thông thường xảy ra ở giai đoạn tuổi dậy thì. Do đó, bất cứ độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải. Theo thống kê gần đây, có đến 50% nữ giới bị mụn nội tiết. Còn ở phụ nữ bước vào giai đoạn từ 40 – 49 tuổi chỉ còn lại 25%.
Mụn nội tiết thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Một trong những nhân tố góp phần gây ra mụn nội tiết chính là giai đoạn hành kinh và thời kỳ mãn kinh.
Thời điểm hình thành mụn: Mụn nội tiết sẽ xuất hiện vào những ngày “đèn đỏ” ở các bạn nữ. Đó là thời điểm mà nội tiết tố thay đổi mạnh nhất.
Vị trí nổi mụn: Mụn sẽ xuất hiện ở khu vực xung quanh miệng, vùng xương gò má và quai hàm.
Hình dạng: Mụn có dạng hình cầu tròn, nhân nằm sâu rất dễ viêm nhiễm và biến đổi thành các dạng viêm sưng khác
Nguyên nhân gây mụn nội tiết tố là gì?
Mụn nội tiết gây ra do một số nguyên nhân chính như:
Stress, căng thẳng, mệt mỏi: Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố. Các tuyến dầu nhờn sẽ sinh tiết mạnh gây tích tụ bã nhờn, tắc nghẽn lỗ chân lông. Cuối cùng nhân mụn được hình thành.
Lạm dụng các loại thuốc tránh thai: Nếu sử dụng quá nhiều các loại thuốc tránh thai, cơ thể của bạn dễ gặp các tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, làm rối loạn hormone gây ra mụn nội tiết.
Chế độ ăn uống không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng: Chất dinh dưỡng bị thiếu hụt khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Từ đó hình thành mụn nội tiết.
- Yếu tố di truyền:Nếu cha hoặc mẹ có cơ địa dễ dàng bị mụn thì nguy cơ bị mụn ở con cái cũng sẽ rất cao.
- Rối loạn hormone trong cơ thể:Phụ nữ trong thời gian mang thai, sau khi sinh, đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Nam nữ trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh…là những người có nguy cơ bị mụn nội tiết rất cao.
- Chế độ sinh hoạt bất hợp lý:Việc thường xuyên thức khuya hay ăn uống vô tội vạ, các loại đồ cay nóng, rượu bia, chất kích thích, thuốc lá, khiến bạn rất dễ bị nổi mụn.
Những dấu hiệu cảnh báo mụn nội tiết cần biết
Trong giai đoạn tuổi dậy thì, mụn nội tiết sẽ xuất hiện trong khu vực hình chữ T trên khuôn mặt. Khu vực này bao gồm vùng trán, cằm, 2 bên mũi. Đối với người trưởng thành, mụn thường xuất hiện ở phần dưới của khuôn mặt. Khu vực này bao gồm cằm, góc hàm dưới. Một số trường hợp thì mụn có thể xuất hiện ở vùng má.
Ngoài ra, khi những dấu hiệu dưới đây xuất hiện, rất có thể cảnh báo bạn đang bị mụn do rối loạn nội tiết:
- Mụn xuất hiện nhiều ở xương hàm, cằm, vùng miệng:Các tuyến dầu chủ yếu tập trung ở vùng miệng, xương hàm và cằm. Do đó khi bị rối loạn nội tiết, tuyến dầu ở những vùng này sẽ tăng sinh rất mạnh tạo thành nhân mụn. Mụn sẽ mọc rất nhiều ở những vùng này.
- Mụn mọc mỗi tháng một lần:Ở nữ giới, bước thời kỳ kinh nguyệt, mụn sẽ xuất hiện trước chu kỳ một lần/tháng. Khi bước vào giai đoạn mãn kinh, điều này vẫn lặp lại và thường sẽ xuất hiện tại đúng một vị trí.
- Dù đã qua tuổi dậy thì nhưng mụn vẫn mọc nhiều:Trong độ tuổi từ 20 – 30, nội tiết tố cơ thể có rất nhiều thay đổi. Do đó, mụn nội tiết mọc lên nhiều nhất.
- Mụn là những nốt nang lớn, nốt bọc:Mụn do rối loạn nội tiết gây ra thường thuộc dạng sưng đỏ, viêm nhiễm. Vì vậy mà nang bọc khá lớn. Chúng có xu hướng mọc cùng một vị trí nhiều lần và dễ tái phát sau một thời gian điều trị.
Mụn nội tiết tố có tự hết không? Có chữa được không?
Các chuyên gia, bác sĩ da liễu đã nhận định rằng mụn nội tiết có thể tự hết được. Tuy nhiên, quá trình này rất lâu dài, đòi hỏi bạn phải xây dựng được chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Thông thường thì mụn nội tiết sẽ chỉ hết trong một khoảng thời gian ngắn. Chúng sẽ nhanh chóng quay trở lại sau đó không lâu. Mỗi lần quay lại, chúng sẽ tàn phá da bạn nhanh hơn và trầm trọng hơn. Do đó, tốt nhất là bạn nên chủ động điều trị, phòng ngừa.
Mụn nội tiết tố có thể chữa lành được. Các phương pháp điều trị rất đa dạng: Đông Y, Tây Y, Phương pháp công nghệ cao, tự điều trị tại nhà… Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Do đó, cần có những hiểu biết kỹ lưỡng để có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất với làn da và cơ địa của bản thâm.
Các chuyên gia da liễu khuyên rằng khi điều trị mụn nội tiết tố, nên chú trọng việc điều trị cả căn nguyên bên trong và bên ngoài. Quá trình điều trị lâu dài nên cần sự kiên trì và theo dõi thường xuyên để cập nhật kịp thời tình trạng.