Vị trí nổi mụn mà bạn chưa biết, bạn biết điều gì về cơ thể của chính mình. Không chỉ là bệnh lý da liễu, vị trí mọc mụn còn phản ánh tình trạng sức khỏe và bệnh lý của cơ thể. Hãy cùng Hee’s Beauty tìm hiểu và khám phá bên trong cơ thể mình nhé.
Vị trí nổi mụn mà bạn chưa biết?
1. Mụn ở má
Mụn mọc ở má rất thường gặp vì khu vực này tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc thông qua các thói quen sinh hoạt. Thói quen chạm tay lên mặt hay không sử dụng khẩu trang bảo hộ khi ra ngoài là cơ hội để vi khuẩn tấn công và gây ra mụn trên má.
– Mụn ở má trái: mụn sưng đỏ nổi lên ở má trái là do viêm gan hoặc gan yếu.
– Mụn ở má phải: ổ mụn nằm tại má phải là dấu hiệu cảnh báo phổi đang có vấn đề. Bên cạnh đó, mụn nổi nhiều trên má phải còn được cho là hệ lụy của việc tiêu thụ lượng đường vượt mức cho phép.
2. Mụn ở trán
Bị mụn ở trán được cho là hệ quả khi cơ thể tích tụ nhiều độc tố, chức năng gan gặp vấn đề, hệ tiêu hóa hoạt động không tốt.
3. Mụn ở lông mày
Khu vực lông mày nổi mụn do tuần hoàn máu kém và túi mật có vấn đề. Bạn có thể cảm thấy đau tức ngực trái khi gặp phải tình trạng mụn mọc trên lông mày.
4. Mụn ở thái dương
Cảnh báo các vấn đề nằm ở hệ tuần hoàn, bên cạnh đó còn cho thấy bạn đã tiêu thụ các loại thực phẩm nhanh và chất béo từ sữa nhiều đã khiến túi mật phải làm việc quá sức.
5. Mụn ở gò má
Gò má trái nổi mụn cảnh báo hệ tiêu hóa đang trục trặc, rối loạn chức năng hệ mật. mụn mọc ở gò má phải có thể do rối loạn đường ruột gây ra.
6. Mụn ở mũi
Có thể do môi trường ô nhiễm, khí hậu hanh khô nhưng cũng liên quan đến căng thẳng thần kinh, lưu thông máu kém.
7. Mụn ở vùng cằm
Thường liên quan đến sự thay đổi nội tiết trong cơ thể, vì thế rất thường thấy mọc mụn ở cằm trong giai đoạn kinh nguyệt hay tiền mãn kinh.
8. Mụn xung quanh miệng
Có liên quan chặt chẽ với hệ tiêu hóa trong đó gan và ruột là hai cơ quan chính. Một chế độ ăn kém lành mạnh như ăn dồ cay nóng, chất kích thích, nhiều chất béo sẽ dễ nổi mụn ở khu vực này.
9. Mụn ở quai hàm dưới
Mụn ở vùng cằm dưới và quai hàm là do hệ thống bạch huyết hoạt động không tốt làm ảnh hưởng đến chức năng thải độc. Bên cạnh đó, sức đề kháng giảm và hệ miễn dịch suy yếu cũng là yếu tố khiến cho mụn mọc nhiều dưới hàm.
10. Mụn mọc ở tai
Cho thấy chức năng bài tiết, thải độc của thận đang gặp vấn đề trong đó uống ít nước có thể là nguyên nhân.
11. Mụn ở lưng
Là do rối loạn hormone nội tiết, gan nóng, dị ứng mỹ phẩm hoặc tuyến nang lông bít tắc do không vệ sinh kĩ càng.
12. Mụn ở tay chân
Có thể do chức năng thải độc của gan bị ngưng trệ, do dị ứng đồ ăn, mỹ phẩm…hoặc do các bệnh lý da liễu khác.
13. Mụn ở ngực
Sự biến động nội tiết tố trong các giai đoạn dậy thì, mang thai, chu kì kinh nguyệt ngoài ra còn cảnh báo bạn đang có chế độ ăn uống nhiều đường và thiếu nước kéo dài.